Những điều bạn nên biết về mức lương của mình

Trong hàng chục nhân viên, chắc chắn sếp sẽ có những ưu ái riêng, quý mến riêng với một vài người nào đó. Sự quý mến ấy không phải xuất phát từ việc nịnh bợ, lấy lòng sếp mà bởi

Khi đi làm, mọi người rất quan tâm đến vấn đề lương bổng, thu nhập của bản thân nhưng không phải ai cũng biết cách để thỏa thuận một tương đối. Nhiều ứng viên chia sẻ, họ thường “cứng họng” trước lý lẽ của sếp khi không muốn tăng lương cho bạn, có khi là do tình hình kinh tế khó khăn chung, mức tăng phải tuân theo quy định của công ty…

Thế nhưng, thực tế, đó cũng là những “chiêu bài” các nhà tuyển dụng thường dùng để thuyết phục ứng viên với mức lương vừa phải. Nếu bạn hiểu rõ 4 bí mật sau, bạn sẽ thấy việc tăng lương đôi khi không khó khăn như bạn nghĩ:

có thể cao hơn quy định của công ty

Mỗi công ty đều có một mức quỹ tăng lương cho nhân viên theo từng kỳ nhất định. Đa số thường có đợt xem xét tăng lương 1 năm/lần và mức quỹ dự phòng đó bao giờ cũng ở con số khá cao, đủ để có thể giữ chân những nhân viên xuất sắc có nguy cơ rời bỏ công ty.

Tuy nhiên, mức quỹ lớn không có nghĩa là sếp sẽ hào phòng khi tăng lương cho nhân viên. Ngược lại, sếp sẽ hết sức cẩn trọng về việc tăng bao nhiêu để không vượt quá tỷ lệ trung bình. Đôi khi, mức trung bình là 10% nhưng sếp lại tăng cho nhân viên ưu tú 15% và giảm của những nhân viên trung bình khác xuống 5%. Vậy nếu bạn là nhân viên xuất sắc, chắc chắn bạn sẽ được hưởng mức lương cá biệt kia bởi các nhà quản lý đều luôn tự hỏi bản thân “Liệu mình có thể để mất nhân viên này chỉ vì mức tăng quá thấp hay không?”. Thực tế, nếu có tăng cho bạn thêm một chút, khoản này cũng rất nhỏ so với chi phí phải bỏ ra để tìm người thay thế bạn.

– Lương không nhất thiết phải phản ánh năng lực và kinh nghiệm làm việc

Đa số các công ty thường trả mức lương theo nhu cầu thị trường để có được ứng viên phù hợp. Nhưng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi điểm của những nhân viên mới vào có khi lại bằng hoặc cao hơn mức lương của bạn, dù bạn hơn họ về thâm niên công tác và trình độ công việc.

Tất nhiên, cũng có những công ty nhìn thấy sự bất cập này và họ có kế hoạch tăng lương cho người cũ, để có sự công bằng chung. Tuy nhiên, một số khác lại không chủ động cho đến khi bạn phản ánh.

Bởi vậy, điều quan trọng là bạn phải nắm được mức lương của những người có cùng kinh nghiệm và trình độ học vấn như bạn. Nhiều công ty vẫn đưa ra quy định bí mật về mức lương cá nhân nhưng trên thực tế, những thông tin ấy vẫn khó tránh khỏi bị “rò rỉ” và bạn hoàn toàn có thể nắm được con số chính xác. Nếu thấy có khoảng cách quá xa, bạn nên trao đổi thẳng thắn với sếp.

– Trả lương cao cho những người được sếp ưu ái

Trong hàng chục nhân viên, chắc chắn sếp sẽ có những ưu ái riêng, quý mến riêng với một vài người nào đó. Sự quý mến ấy không phải xuất phát từ việc nịnh bợ, lấy lòng sếp mà bởi vì đó là những người được việc, giúp sếp một cách đáng kể. Sếp sẽ chú ý đến họ và tạo điều kiện để họ trở thành những nhà quản lý tốt. Đây cũng là một cách bạn có thể phấn đấu để cải thiện mức thu nhập của bản thân.

– Tài chính không phải là vấn đề khi sếp từ chối tăng lương cho bạn

Thông thường, quản lý sẽ vin vào cớ công ty đang khó khăn để từ chối tăng lương cho nhân viên. Nên nhớ, đây chỉ là cái cớ trong vô vàn lý do để họ đạt được mục đích. Nếu họ nói như vậy, bạn hãy hỏi lại xem công ty sẽ mất gì nếu bạn được tăng lương. Nếu sếp không trả lời thẳng thắn, nghĩa là sếp cho rằng bạn xứng đáng với khoản lương đó.

Lúc này, bạn nên xem mình có muốn tiếp tục làm việc ở vị trí hiện tịa hay không rồi hãy ngồi lại nói chuyện rõ ràng với sếp trước khi đưa ra quyết định.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *